1/ Nhận biết qua hình thức 

Ở trên bao bì của hàng giả, có thể nhìn thấy nhiều kiểu trình bày in ấn không rõ ràng nổi bật, ví dụ những câu chữ quá nhỏ hoặc quá mập mờ. Phải nắm rõ sản phẩm mình định mua, đừng để bị lừa bởi các sản phẩm nhái thường biến đổi một số chữ trên tên sản phẩm như: Lamcome thay vì Lancome; Kenzzo thay vì Kenzo; Lokasta hay vì Lacoste

Những câu viết trên hàng thật thì luôn rõ ràng và ngắn gọn, xúc tích. Bao bì phải chắc chắn, được làm từ bìa cứng hoặc giấy có chất lượng tốt. Những lọ nước hoa hay mỹ phẩm đắt tiền không chỉ là cách thể hiện và thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn là sự bảo đảm về tính chất xác thực của sản phẩm, và một sản phẩm nhái khó lòng có thể bắt chước y hệt toàn bộ sản phẩm thật…

2/ Phân biệt bằng cảm quan 

Về mặt cảm quan, son, phấn mắt và phấn má hồng khi trang điểm trên da có cảm giác nhẹ, mùi thơm nhẹ và dễ chịu, độ phủ mịn, đều. Thoa thử lên tay sẽ thấy độ bóng, mịn. Còn sản phẩm giả gây cảm giác bì và nặng da, mùi thơm nồng. Dầu thơm thật có mùi thoảng nhẹ nhưng thời gian giữ mùi lâu đến 12 giờ. Còn dầu thơm giả do có độ cồn nhiều nên ngay khi xịt, mùi khuếch tán mạnh có thể gây nhức đầu và chỉ giữ mùi trong 1 giờ.

Nên đọc kỹ nhãn, mác, chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc, tìm có nguồn gốc, chọn những mỹ phẩm có uy tín, được chiết xuất từ thiên nhiên đảm bảo an toàn cho da.

3/ Cách đọc hạn sử dụng của sản phẩm dựa vào mã code 

Có 1 vài bạn hay nhầm lẫn giữa mã số vạch và mã số code, vậy đâu là mã code?  Đâu là mã vạch ?

Ở đây chúng ta phải hiểu 2 vấn đề :

a/ Mã vạch : Mã vạch nó thể hiện nơi mà sản xuất sản phẩm đó ở nước nào :  Mỹ, Ý, Pháp, Đức, Nhật…còn làm sao để biết nước nào tương ứng với mã vạch Ad sẽ viết sau .

b/ Mã code : Mã code cho chúng ta biết được thời gian sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm , ngoại trừ những sản phẩm in trực tiếp hạn sử dụng lên trên thân của sản phẩm thì chúng ta phải check qua trang checkcosmectic.net

Ad lấy hình ảnh này làm thí dụ minh họa nhé !

10346115_566529383456633_8842352226871158774_n.jpg

Mã vạch và mã code Mã vạch và mã code

c/ Cách check code trên web : Hiện có 02 trang web để chúng ta có thể check hạn sử dụng của sản phẩm là : checkcosmeticwizard.net và checkcosmectic.net 

Tuy nhiên Ad hay sử dụng trang checkcosmectic.net hơn, vì trang này mình sẽ check được nhiều hãng – tính đến thời điểm này chúng ta có thể check được 307 hãng lớn nhỏ ở các thương hiệu , còn checkcosmeticwizard.net hiện chỉ check được 29 hãng mà thôi và quan trọng hơn hết – website đã không còn tồn tại.

Ảnh minh họa khi check date trên trang checkcosmectic.net

983742_566531773456394_7873633510976939816_n

Ảnh check code sản phẩm Ảnh check code sản phẩm

Một vài ví dụ hướng dẫn check date của sản phẩm mà không cần tra trên web nhé:

Chanel, Bourjois, YSL : số đầu tiên của code sẽ là năm hết hạn sử dụng : thí dụ 5003 thì năm 2015 sẽ hết hạn sử dụng tùy theo tháng nào, 6001 thì sản phẩm sẽ hết hạn trong năm 2016, 7203 thì sản phẩm sẽ hết hạn vào năm 2017. Tóm lại cứ nhìn số đầu tiên nhen !

– Christian Dior, Guerlain, Clarins: Năm đầu tiên sẽ là năm sản xuất, các bạn cứ cộng thêm 3 năm nữa sẽ là năm hết hạn, thí dụ 1A01, 1T06,,,,là sản xuất năm 2011 nhưng các chữ số đi sau theo mẫu tự alpha càng cuối bảng chữ cái thì số tháng càng xa

Blue’s Perfume